HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯ VIỆN
Nội dung
Một số điều cần biết khi sử dụng thư viện
Hướng dẫn tra cứu trực tuyến tài liệu có sẵn tại thư viện
Hướng dẫn gia hạn sách trực tuyến
Hướng dẫn tìm kiếm sách trong thư viện
Nhu cầu sử dụng thư viện
- Nơi lưu trữ tri thức
- Phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, mở mang tầm nhìn, sự hiểu biết cho người dùng
- Vai trò của việc đọc sách, nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu hiện có tại thư viện trường TKTH Hà Nội.
Một số điều cần biết khi sử dụng thư viện
- Tài liệu hiện có trong thư viện được phân loại và sắp xếp theo chủ đề (Xem chi tiết trong Bảng chỉ dẫn tổng quan theo phân mục)
- Cách sắp xếp tài liệu trong phòng thư viện: theo thứ tự mã số phân loại, có khu vực riêng biệt cho các tài liệu thuộc phân mục tham khảo, báo chí và các phân mục chung. Mỗi mã số phân loại sẽ bao gồm 2 yếu tố chính: số phân loại và chữ phân loại (Ví dụ 227.6 W179), và 2 yếu tố phụ: tiền tố và phụ tố (TK 025.4D5152 t.1 c.1)
- Sinh viên có thể tự tra cứu sách, tài liệu cần mượn từ trang thư viện của trường Thánh Kinh Thần Học Hà Nội và đến thư viện để làm thủ tục mượn sách (phải đem theo thẻ sinh viên, có mã số bạn đọc).
- Người dùng thư viện cần tuân thủ nội quy của thư viện (Xem bảng nội quy đính kèm)
- Kỹ năng tra cứu tài liệu phục vụ nhu cầu học tập: để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, làm bài, sinh viên cần đọc kỹ, phân tích yêu cầu đề bài để tìm ta từ khoá cho chủ đề có liên quan, và tra cứu tài liệu có sẵn tại thư viện.
Hướng dẫn tra cứu trực tuyến tài liệu có sẵn tại thư viện
1. Truy cập vào trang thư viện của trường Thánh Kinh Thần Học Hà Nội (giao diện tiếng Việt):
http://thuvien.hbc.edu.vn/?lang=vi
2. Trong phần tìm kiếm (search), người dùng có thể lựa chọn loại từ khoá tìm kiếm theo nhan đề, tác giả, chủ đề,…
3. Trong ô trắng kế tiếp, bạn đọc có thể gõ từ khoá tài liệu cần tìm. Dưới đây là ví dụ kết quả tìm được khi gõ từ “thần học”:
Hệ thống tìm được 105 kết quả tương ứng. Từng kết quả sẽ có một số thông tin về tài liệu đó trong hệ thống.
Ví dụ, kết quả trong hình trên cho biết: Tựa sách, tên tác giả, loại tài liệu (sách, tạp chí,…), định dạng (bản in, file mềm), loại hình văn học (tiểu thuyết/truyện hay hiện thực,…), nhà xuất bản.
Items available for loan cho biết tài liệu này đang có sẵn tại thư viện, bạn đọc có thể đến thư viện để mượn.
Call number: 220.6 R5411 c.3, cho biết ký hiệu phân loại của tài liệu, số tập (nếu tài liệu có nhiều tập), và số bản (nếu thư viện có nhiều hơn một bản). Nếu muốn mượn tài liệu này, bạn đọc có thể thêm vào giỏ tài liệu, lưu lại mã số phân loại này để dễ dàng tìm được sách ở vị trí tương ứng trong thư viện.
No item available. Được ghi mượn cho biết bạn đọc khác đang mượn tài liệu này. Bạn không thể mượn sách này ngay bây giờ. Bạn có thể đăng ký đặt mượn. Sau khi hết hạn, hoặc khi người mượn trả sách, bạn được ưu tiên mượn. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể đặt mượn với quản thư tại thư viện. Khi đặt mượn, bạn đọc sẽ được ưu tiên mượn sách này khi người mượn trước đó trả sách cho thư viện.
Hướng dẫn gia hạn sách trực tuyến
1. Truy cập vào trang thư viện của trường Thánh Kinh Thần Học Hà Nội (giao diện tiếng Việt):
http://thuvien.hbc.edu.vn/?lang=vi
2. Đăng nhập vào tài khoản thư viện của bạn ở góc trái màn hình (tên đăng nhập và tài khoản đã được cung cấp cho sinh viên khi sinh viên nhập học)
3. Sau khi đăng nhập, danh mục sách bạn đang mượn sẽ hiển thị (xem ví dụ bên dưới). Hiển thị này cũng cho biết ngày đến hạn trả sách.
Gia hạn một hoặc nhiều tài liệu: Nhấp chọn vào ô gia hạn tương ứng với tài liệu bạn muốn gia hạn, sau đó, bấm chọn ô gia hạn ở cuối trang.
Gia hạn tất cả: Chọn ô gia hạn tất cả ở cuối trang
Bạn chỉ được gia hạn một lần trong mỗi kỳ mượn sách. Nếu đã gia hạn một lần, bạn không thể tự gia hạn, mà phải đem sách đến thư viện, hoàn trả sách và mượn lại, nếu cần.
Nếu tài liệu bạn muốn gia hạn đã có người dùng khác đặt mượn, thì bạn không được phép gia hạn. Bạn phải hoàn trả sách khi đến hạn trả sách để ưu tiên cho người đặt mượn được mượn sách.
Hướng dẫn tìm kiếm sách trong thư viện
BẢNG CHỈ DẪN TỔNG QUAN THEO PHÂN MỤC
TK - Tài liệu Tham Khảo (Chỉ dùng trong thư viện, không được mượn)
001-099 - Khoa học máy tính thông tin & tác phẩm tổng quát
100-199 - Triết học & Tâm lý học
200-299 - Tôn giáo
200 - Tiểu phân mục chung của tôn giáo
201-209 - Các khía cạnh cụ thể của tôn giáo
210 - Tiểu phân mục chung của triết học và lý thuyết tôn giáo
211 - Khái niệm về Đức Chúa Trời theo các thuyết
212 - Sự thực hữu của Đức Chúa Trời
213 - Sự sáng tạo
214 - Các thuyết thần học
215 - Khoa học & Tôn giáo
218 - Nhân loại học & tôn giáo, dân tộc học & tôn giáo
220 - Tiểu phân mục chung về Kinh Thánh & các đề tài đặc biệt của Kinh Thánh
221 - Cựu Ước (chung)
222 - Các sách lịch sử
223 - Các sách thơ văn
224 - Các sách tiên tri
225 - Tân Ước (chung)
226 - Các sách Phúc Âm và Công Vụ
227 - Các thư tín
228 - Khải Huyền
229 - Nguỵ kinh
230 - Tiểu phân mục chung về Đạo Cơ Đốc, bao gồm thần học, giáo lý, bối cảnh
231 - Thần học về Đức Chúa Trời
232 - Thần học về Chúa Giê-xu. Cuộc đời và chức vụ của Chúa Giê-xu
233 - Thần học về nhân loại học
234 - Thần học về sự cứu rỗi (Cứu thục học)
235 - Thần học về tâm linh
236 - Thần học về thời kỳ cuối cùng
238 - Tín điều, giáo lý
239 - Biện giáo
240 - Tiểu phân mục chung về Đạo Đức Học Cơ Đốc
241 - Đạo Đức Học Cơ Đốc
242 - Cầu nguyện, tĩnh nguyện hằng ngày
243 - Tài liệu chứng đạo
246 - Nghệ thuật trong Cơ Đốc
248 - Nếp sống Cơ Đốc
249 - Gia đình lễ bái
250 - Tiểu phân chung về giáo hội Cơ Đốc và các hệ phái, dòng tu
251 - Giảng
252 - Hướng dẫn các lễ nghi
253 - Thần học Mục vụ: Chức vụ và công tác của Mục sư
254 - Quản lý, lãnh đạo giáo hội, hội thánh
259 - Chăm sóc mục vụ
260 - Thần học xã hội và giáo hội Cơ Đốc
261 - Cơ Đốc giáo và văn hoá, xã hội
262 - Thần học về giáo hội: Đặc điểm, quản lý, tổ chức giáo hội
263 - Lịch, lễ hội tôn giáo
264 - Thờ phượng nơi công cộng
265 - Các lễ nghi
266 - Truyền giáo
267 - Các tổ chức, đoàn thể tôn giáo
268 - Giáo dục tôn giáo
269 - Cải đạo
270 - -280Lịch sử, địa lý, tiểu sử thuộc Cơ Đốc giáo trên toàn cầu
281-290 - Các giáo phái
290 - Tiểu phân mục chung về các tôn giáo khác
292 - Tôn giáo La Mã, Hy Lạp
293 - Tôn giáo Giecmanh
294 - Tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ
295 - Bái hoả giáo
296 - Do Thái giáo
297 - Hồi giáo, Phiếm thần giáo
299 - Các tôn giáo không thuộc các tôn giáo được liệt kê tại 292-297
300-399 - Khoa học Xã hội
400-499 - Ngôn Ngữ
500-599 - Khoa học
600-699 - Công nghệ
700-799 - Nghệ thuật & Giải trí
800-899 - Văn học
900-999 - Lịch sử và địa lý
CÁCH SẮP XẾP SÁCH TRONG THƯ VIỆN
Hiện tại thư viện có 3 dãy kệ sách. Mỗi dãy có hai hàng
Dãy 1 và 2: bao gồm các sách thuộc phân mục chung (sinh viên có thể mượn về nhà theo quy định được đề cập trong nội quy)
Dãy 3: bao gồm các tài liệu tham khảo, báo chí, tập san. Cuối dãy 3 sẽ có khu vực dành cho giáo trình phục vụ cho khoá học trong học kỳ, và khu vực sinh viên trả lại sách sau khi đã đọc tại thư viện (Đối với sách đã làm thủ tục mượn về, sinh viên phải làm thủ tục trả sách với người trực thư viện)